Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

DI CẢO NÔNG SƠN NGUYỄN CAN MỘNG , NAM HỌC HÁN TỰ PHẦN 1 (BÀI 1-25)


NAM HỌC HÁN TỰ

Phần 1, từ bài số 1 đến bài 25

Nam Học Hán Tự của Trước Giả Nông Sơn Nguyễn Can Mộng xuất bản lần đầu năm 1940, sau đó nhiều lần tái bản. sách được đưa vào chương trình sách Giáo Khoa chính thức giảng dạy trong các trường công lập Đông Dương.  Toàn bộ sách gồm có 89 bài hướng dẫn từ đơn giản tới phức tạp dần, còn có phần BỔ DI hướng dẫn cách xử dung Hư Tự Đơn và Hư Tự Kép. Để dễ theo dõi và tập luyện, chúng tôi chia nhỏ ra thành nhiều bài liên tục. Xin các bạn yêu thích theo dõi.

Trận trọng.


 

 


TIỂU  DẪN

        Sao gọi là tự () tự nghĩa là đẻ con. Mà chữ thì bởi mấy chữ gốc, rồi sinh sản ra bao nhiêu chữ; cho nên gọi là tự.   Sao gọi là Hán tự ( ) Khi nước ta thuộc Tầu về đời nhà Hán, có ông Sĩ  Nhiếp sang làm quan Thứ sử, đem chữ ấy dạy cho dân ta: cho nên gọi là Hán tự.

        Sao gọi là Nam học (南學) ? Nước ta khi đã học Hán tự trải mấy nghìn năm cứ theo học lối chữ ấy, cha dạy con, anh dạy em, người biết trước dạy người biết sau; trong nước truyền bá lẫn cho nhau, lâu ngày thiên thác; thành ra đọc theo giọng mình, không đúng với tiếng Tầu nữa. Viết thì theo hình chữ Hán, mà đọc thì theo tiếng thổ âm; đó là lối học riêng của dân ta vậy; cho nên gọi là Nam học.

        Vì sao làm ra sách này? Nước ta xưa nay bao nhiêu những tiếng thuộc về văn hóa hay là tinh thần mà còn thiếu thốn không đủ dùng, thì đều thủ dụng bằng Hán tự cả.

        Thông thường truyền khẩu, lần lữa quen tai, kẻ nói người nghe,  thành ra sáo ngữ,  có nhiều người mắt chưa từng  đọc qua  mặt chữ Hán; mà miệng thì nói chữ Hán đến hai  phần ba trong câu  chuyện,  dần dần  hoạt dụng, hồn nhiên là tiếng nước  mình  vậy.  Hán tự  thực là  cái  nguồn cho Quốc ngữ.

        Nếu không có sách để hiểu thấu cái chân lý tiếng nói thì không sao tránh khỏi lỗi sai lầm, mà Quốc văn cũng mất cái tinh thần sinh hoạt. Vậy thì sách Nam Học Hán Tự có thể thiếu được chăng?

        Huống chi bây giờ phong hội mở mang, cái luồng không khí mới của tư tưởng đã dào dạt khắp cõi đất ta. Ta muốn trực tiếp hấp thụ văn hóa ấy thì quốc văn chính là môn  cần thiết để diễn dịch. Mà Hán tự lại là cội nguồn của quốc văn, càng nên khảo cứu cho rõ ràng. Hán tự mà khảo cứu được rõ ràng, thì quốc văn mới có tinh thần và ý vị, mà dùng không túng thiếu. Nhà nước sở dĩ bảo tồn cổ học, mà còn đem Hán tự dự vào một phần trong  khóa bản các học đường, chính vì lẽ thế.

        Song đang lúc  giao thời này,   còn thời giờ đâu mà nấu sử  sôi kinh,  hàm như   uyên bác như  đời xưa được.  Phải tìm một cách toát yếu, cống hiến cho bạn thiếu niên, dụng công ít mà biết chóng hơn, như phàm lệ sau này; thực là đơn giản, dễ học, rút lại cốt lợi dụng  Hán tự, để phát huy quốc văn,  đó là dụng ý của trước giả.

                           Nông Sơn Trúc Hầu NGUYỄN CAN MỘNG

                          Ất Tiến Sĩ, Đốc Học Trí Sĩ 1942

 

LỆ

 

1. Sách này cốt để học tắt, dụng công ít mà biết chóng hơn. Cho nên những bài thực tự thì lấy bốn chữ Thiên () Địa () Nhân () Vật () làm cốt yếu chia ra từng loại cứ lấy chữ tượng hình là chữ gốc và mấy chữ cùng bộ ấy làm thành từng bài để cho có thể nhân đó mà suy ra được.

2. Sách này để dạy cho biết xem sách, dịch sách và làm văn, cần phải học Hư tự là những chữ để tiếp chữ nọ với chữ kia, tiếp câu nọ với câu kia. Cho nên những bài Hư tự có thí dụ để biết phép dùng.

3. Sách này cốt lợi dụng Hán tự để phát huy quốc  văn cho nên đọc sách này theo lối Huấn độc (訓讀). Sau hết thêm Việt Hán từ điển, chua nghĩa rõ những chữ đã nhập tịch trong quốc văn.

Từ điển này thì thứ tự A, B, C.  

 

NGUYÊN -  ỦY CHỮ

Đời vua Hoàng đế ông Thương Hiệt đặt ra lối chữ Khoa đẩu; đời Hạ, đời Thương đổi ra lối chữ Chung đỉnh; đời Chu đổi ra lối chữ Triện; đời Tần đổi ra lối chữ Lệ, đời Hán đổi ra lối chữ  Khải và Hành tức là lối chữ hiện dùng bây giờ.

 

KẾT CẤU CHỮ CÓ  6 PHÉP

1. Tượng hình – vẽ hình ra

2. Hài thanh – theo bộ tượng hình mà thêm âm thành chữ khác

3. Chỉ sự – chỉ ra việc

4. Hội ý – lấy ý suy ra.

5. Giả tá – mượn chữ nọ đặt ra chữ kia

6. Chuyển chú – chuyển chữ nọ sang chữ kia

        Rút lại chỉ có 7 nét, mà xếp đặt biến hoá thành ra bao nhiêu chữ.

                [  chấm đơn;  chấm đôi

1. Nét chấm   [ chấm hàng nhạn

                [ chấm hỏa;  chấm thủy băng

                     [ ngang dài

2. Nét ngang   [ ngang ngắn (đặt bút từ  trái sang phải)

                        [ ngang hất

                [ sổ kim

3. Nét sổ    [ sổ giọt nước

        [ sổ đinh (đặt bút từ trên xuống)

4. Nét phẩy :     phẩy kiếm (đặt từ trên xuống)

           [lá lan (đưa sang bên trái)

5. Nét mác [ mác xuôi

                [mác ngang (đặt từ trên đưa sang phải)

6. Nét qua  [Câu ngắn

7. Nét câu  [câu gẫy xuống; câu gẫy vào

                [Câu gẫy ra

 

Chữ nào cũng phải viết từ trên xuống, từ bên trái sang bên phải.

                       

THỰC TỰ

Thực tự là những chữ có hình, có việc, có thể trông thấy được, có thể tưởng tượng được. Như những chữ danh mục, hình dung, hoạt động đều bởi tượng hình đặt ra chữ gốc rồi biến hóa ra bao nhiêu chữ.

 

Bài 1:

                                    

 THIÊN              ĐỊA                      NHÂN        VẬT

 

[ Chữ Thiên có bốn nét:

[ 2 nét ngang

 Thiên = Trời [ 1 nét phẩy

[ 1 nét mác

[ chữ Thiên viết bắt đầu từ nét ngang trên cùng.) 

                            [ Chữ Địa có sáu nét:

                            [ 2 nét ngang

Địa = Đất        [ 2 nét sổ

                           [ 2 nét câu

           [ chữ Địa viết bắt đầu từ nét ngang bên  tay trái.

          [ Chữ Nhân có hai nét:

Nhân = Người           [ 1 nét phẩy

          [ 1 nét mác

          [ Chữ Nhân viết bắt đầu từ nét phẩy

          [Chữ vật có tám nét:

          [ 2 nét ngang

Vật = Loài vật [ 1 nét sổ

                                   [ 4 nét phẩy

                                  [ 1 nét câu

                               [ chữ Vật viết bắt đầu từ nét phẩy bên tay trái

 

Bài 2:

                                            

thiên thượng (trên trời);                     thiên hạ (dưới đất) 

 

thiên tượng (các hình tượng trên trời);          

  

thiên   khí (khí trời)

Ghi chú: Hai chữ hợp làm một, coi như một chữ mà nghĩa đảo lên nặng về chữ dưới.

 

Bài 3:

                                                 

địa   hình (hình đất);          địa   lợi (lợi đất, mẫu đất)

                                          

địa   diện (mặt đất)          địa  thế (thế đất)

       

Bài 4:

                                      

nhân phụ (cha người ta);            nhân tử (con người ta)

                                                  

nhân quân (vua người ta);  nhân thần (bầy tôi người  ta)               

 

 

Bài 5:

                                                   

vật   loại (loài vật);           vật   chất (hình chất của vật)

物理                    

vật  lý (lẽ của vật);vật dục (lòng muốn thuộc về vật chất)

Bài 6:

                                                  

thượng  thiên (ông trời);       hoàng  thiên (ông trời)

                                                             

thanh    thiên (trời xanh) ; thương    thiên (trời xanh)

 

 Bài 7:

                                           

bình  địa (đất bằng);              đại   địa (đất lớn)

 

                                          

thổ   địa (đất đai);                         lục    địa (cõi đất liền)

Bài 8:

                                             

nam  nhân (đàn ông);            nữ  nhân (con gái)

                                           

phụ  nhân (đàn bà);               lão  nhân (người già)  

       

Bài 9:

                                      

sinh     vật (vật sống); thực   vật (vật trồng trên đất)

                                               

động    vật (vật biết cử động);khoáng vật (vật ở dưới mỏ)

 

Bài 10

,

,

,

.

 

ĐỆ THẬP KHÓA

Thiên cao địa hạ, vạn vật tán thù, nhân sinh kỳ gian, nhân vi vạn vật chi linh.

BÀI THỨ 10

(Trời cao đất thấp, muôn vật tan khác (*), người sinh ra trong khoảng ấy , người là giống khôn hơn muôn vật )

 (*) Tan khác: tản mạn, khác nhau.

 

Bài 11

 

,

,

,

,

,

.

ĐỆ THẬP NHẤT KHÓA

Nhật nguyệt phong vân, thiên chi văn dã, sơn xuyên thảo mộc, địa chi văn dã, hợp lưỡng gian chi đại, quan nhân văn dĩ  trứ.

BÀI THỨ 11

Mặt trời, mặt trăng, gió, mây. ấy là văn của trời, núi, sông, cỏ, câ, ấy là văn  của đất,  họp cái to lớn của  hai khoảng ấy văn chương của người bởi đó mà phát ra.

 

Bài 12

:

        ,

            ,

      ,

      .

 

ĐỆ THẬP NHỊ KHÓA:  NHẬT

Nhật chiếu địa tinh bán diện, phàm thập nhị thời vi nhất nhật, tảo hiểu vãn hôn, trú minh dạ ám.

BÀI THỨ 12:  MẶT TRỜI,  NGÀY

Mặt trời soi trái đất nửa mặt, gồm mười hai giờ là một ngày, Sớm rạng hôm mờ, ban ngày sáng, ban đêm tối.

 

Bài 13

  :

,

,

,

.

ĐỆ THẬP TAM KHÓA:  NGUYỆT

Nguyệt nhiễu địa tinh, phàm nhị thập cửu nhật dư vi nhất nguyệt, hữu sóc vọng hối, niên thập nhị nguyệt.

BÀI THỨ 13:  MẶT TRĂNG,  THÁNG

Mặt trăng xoay quanh trái đất. Hai mươi chín ngày hơn là một tháng. Có ngày sóc (mới có trăng), ngày vọng (trăng tròn), ngày hối (đêm không có trăng). Năm mười hai tháng.

 

Ghi chú: chữ vi là hư tự. Cách dùng đã giải nghĩa ở quyển dưới hư tự dụng pháp.

 

Bài 14

  : ,

,

  ,

,

,

耀.

 

ĐỆ THẬP TỨ KHÓA:  HỎA,  QUANG

Hỏa liệt thượng viêm, phanh thục chưng lạn, nhiệt lực thậm đại, phần liệu nhiên đăng, diệm quang huy diệu.

 

BÀI THỨ 14:  LỬA, SÁNG

Lửa mạnh bốc lên. Nấu chín chưng nát. Sức nóng rất lớn. Đốt đuốc thắp đèn. Ánh sáng rực rỡ.

 

Bài 15

  : ,

,

  ,

  ,

, , ,

,

.

 

ĐỆ THẬP NGŨ KHÓA:  THỦY, BĂNG

Thủy dịch hạ lưu, ôn phù vi khí. Lãnh đống vi băng. giang hà, câu cừ, thủy tiết dã, dương hải hồ trì, thuỷ hối dã

 

BÀI THỨ 15:  NƯỚC,  GIÁ

Nước lỏng chảy xuống, nóng bốc lên là hơi. Lạnh đông lại là băng giá. Sông con, sông lớn, lạch, ngòi, ấy là chỗ nước tiêu. Biển lớn, biển nhỏ, hồ ao, ấy là chỗ nước chứa.

Ghi chú: Thượng là lên, hạ là xuống, thậm là rất, vi là là, giả là ấy là; đều là hư tự, đã giải nghĩa ở hư tự dụng pháp.

 

 Bài 16.

  : ,

,

  ,

.

,

,

.

 

ĐỆ THẬP LỤC KHÓA:  PHONG, VŨ

Khí biến vi phong, phiêu dương táp táp, tiểu vi phiêu phong, đại vi cụ. Thủy biến vi vũ, hà chưng vân hưng, tích tịch nhi hạ.

 

BÀI THỨ 16:  GIÓ, MƯA

Khí thay đổi là gió, thổi bốc ù ù, nhỏ là gió thoảng, lớn là bão. Nước chuyển thành mưa, ráng đùn mây kéo, rào rào mà mưa xuống.

 

Ghi chú: Chữ nhi là mà, đã cắt nghĩa ở chỗ hư tự dụng pháp.

 

Bài 17

  : ,

,

,

,

  ,

,

,

.

 

ĐỆ THẬP THẤT KHÓA:  SƠN, PHỤ

Trĩ giả vi sơn, cương sùng lĩnh tuấn, phong thiều nghiêu. Cốc hãm vi động. Thổ sơn vi phụ. Thiên lũng lăng a. trắc giáng hiểm trở.

 

BÀI THỨ 17:  NÚI, ĐỒI

        Chỗ nào nổi lên là núi, núi cao, đèo lớn, ngọn chót vót. Hang hãm vào sâu là động. Núi đất là đồi. Bờ đồi gò đống lên xuống hiểm trở.

 

Bài 18

:

,

,

,

,

,

,

.

 

ĐỆ THẬP BÁT KHÓA:  ẤP

Ấp giả nhân tụ hội chi xưng. Cổ nhân kiến bang thiết đô, hữu thành quách dĩ cố chi. Nội hương ngoại bỉ, trí bưu dĩ thông chi. Quần tụ viết quận. Thống trị viết bộ.

BÀI THỨ 18:  LÀNG XÓM

        Ấp là tên gọi chỗ người tụ họp. Người xưa dựng nước đặt kinh đô, có thành quách để giữ bền (cho nó). Giữa nước là làng, ven nước là chòm dân thổ, đặt nhà trạm để thông tin (cho nó). Họp nhiều làng gọi là  quận. Tóm trị gọi là bộ.

 

Ghi chú: Chữ  chi và chữ dĩ là giới thiệu tự; hai chữ chi dưới là đại tự đã giải nghĩa ở hư tự dụng pháp.

 

Bài 19

:

略甸畿,

劃爲 ,

  ,

,

便 .

 

ĐỆ THẬP CỬU KHÓA:  ĐIỀN

Cổ nhân kinh lược kì điện, hoạch vi cương giới, điền trù giai hữu bạn, thị vi quyến mẫu, dĩ tiện canh giả.

 BÀI THỨ 19:  RUỘNG

Người xưa xem xét đất trong đất ngoài, vạch làm cõi mốc, ruộng nương đều có bờ, ấy là quyến mẫu, để tiện cho người cày ruộng.

 Ghi chú:  chữ vi là làm, thị là ấy, giả là người, đã giải nghĩa ở hư tự dụng pháp

 

Bài 20

十課:

,

,

,

  .

 

ĐỆ NHỊ THẬP KHÓA:  KHUYÊN

Viên phố vi thảo mộc, uyển hựu ngữ cầm thú, do quốc vi dân khuyên. Cực hữu đoàn viên chi lạc.

 BÀI THỨ  20:  VÒNG

Vườn tược nhỏ vây cỏ cây, vườn tược lớn chắn chim muông, cũng như nước làm vòng cho dân ở. Rất có cái vui sum họp.

 Ghi chú: chữ do là cũng như thuộc về hư tự.

 

Bài 21

: 广

,

,

,

,

,

.

 

ĐỆ NHỊ THẬP NHẤT KHÓA:

MIÊN, NGHIỄM, HÁN

Sơ thượng huyệt xứ, hậu thỉ tác cung thất, nhân hữu định trạch, thỉ hoạch an ninh, tẩm sảnh ốc giạ, nhân gia do thị tráng lệ.

 

BÀI THỨ  21:

TÚP, CHÁI NHÀ, KHUÔN NHÀ

Lúc đầu còn ở hang, sau mới làm nhà lớn, nhà nhỏ. Người có chỗ ở nhất định mới được yên ổn. Nhà nằm, nhà giấy, nóc nhà, nhà to, nhà người ta từ  đấy mới sáng sủa.

 

Bài 22

:

,

,

,

,

.


ĐỆ NHỊ THẬP NHỊ KHÓA:  MÔN HỘ

  Nhật tiệm khai tịch, nhi đế khuyết hữu sương hạp, chi tôn nghiêm, dân gian hữu lư diêm chi trù mật, khuê khổn diệc nghiêm, môn hộ dĩ biệt.

 BÀI THỨ  22:  CỬA, CỬA NHỎ

Ngày ngày dần mở mang ra, rồi thì cửa nhà vua có cửa sương cửa hạp tôn nghiêm như thế, dân gian có cửa lư, cửa diêm kín đáo như thế, buồng khuê cũng nghiêm ngặt. Môn hộ (chia ra từng nhà một) bởi đó mà khác nhau.

 Ghi chú: chữ nhi là rồi thì, chữ diệc là cũng, chữ dĩ  là bởi đó;  đều thuộc về hư tự.

 Bài 23

  :

,

,

,

, ,

, ,

  ,

.

ĐỆ NHỊ THẬP TAM KHÓA:  TỬ

Phụ mẫu chi ư tử dã, dựng chi tự chi, hài nhụ nhũ bộ chi, giáo hối chi, mạnh dã quý, dã ái chi vô sở thiên, tử hà dĩ báo chi, hiếu nhi dĩ hỹ.

 

BÀI THỨ  23:  CON

Cha mẹ đối với con như sau này: mang thai con, đẻ con, còn thơ dại, bú mớm con, dạy bảo con. Con cả, con út, yêu chúng nó không thiên gì, làm con lấy gì báo đáp cha mẹ, chỉ hết đạo làm con mà thôi.

 Ghi chú: Chi ư là đối với, dã là ấy là, mấy chữ chi ở đây là đại tự; hà dĩ  là bởi cái gì; đều thuộc về hư tự.

Bài 24

       

,

,

,

,

,

,

,

.

ĐỆ NHỊ THẬP TỨ KHÓA:  NỮ

Nữ tại gia, yếu nhàn nữ công,  sự gia nương hòa tỉ muội, ký giá tắc kính ông cô, thuận phu tế hài du lý, dung tì thiếp, thị vi hiền phụ.

BÀI THỨ  24:   CON GÁI

        Con gái ở trong nhà nên quen nghề trong tay (dệt cửi khâu vá nấu nướng) thờ cha mẹ, hòa chị em. Đã lấy chồng thời kính bố chồng, hòa với chị em dâu, dung vợ lẽ và người hầu, ấy là người đàn bà giỏi.

  

Bài 25

:   , ,

,

,

    ,

,

  ,

,

.

 

ĐỆ NHỊ THẬP NGŨ KHÓA:  THÂN, HIỆT, THỦ

Thân vi phụ mẫu chi thể, trưởng tắc vi thế dụng, cố cúc cung quyên khu nhi bất cố, đầu thượng vi đỉnh, hậu vi lô, tiền vi tảng vi diện, cảnh tắc đảm phụ chi.

BÀI THỨ  25:   MÌNH, ĐẦU, ĐẦU

Thân là thể của cha mẹ, lớn thời là đời dùng. Cho nên vì việc công hết sức mình, bỏ mình mình mà không nghĩ đến.(*)

Trên đầu là đỉnh, đằng sau là sọ, trước là trán, là mặt, cổ thời đội vác những cái ấy.

(*) bỏ mình mình mà không nghĩ đến có nghỉa là bỏ cha mẹ một mình chẳng đoái hoài. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nguyễn Minh Nữu: LỜI GHI TRÊN ĐÁ. toàn bộ tập thơ xuất bản năm 2006

      VỀ NHỮNG BÀI THƠ CỦA NỮU ( lời mở của BÙI BẢO TRÚC) Con đường chạy tới một ngõ hẻm. Trời vừa mới xong một trận mưa. Mùi đất ẩm bốc...