Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

NGUYỄN CAN MỘNG, VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM, tham luận.



VĂN-CHƯƠNG VIỆT-NAM

(Nói truyện tại Hội Tri-Tri Hà-nội ngày thứ năm 17 Décembre 1936)

 Cái đời tôi là một đời văn chương, sinh nhai về văn chương, hiền-đạt về văn-chương, trong thân-thế nhẹ-nhàng, vì văn-chương, ngoài được anh em qui-mến, cũng vì văn-chương thực là có duyên với văn chương, tới nay đã 40 năm có lẻ, muốn cho vui truyện thì không truyện gì vui bằng truyện văn-chương.

Nguyên-tắc. Hai chữ văn-chương nguyên là chữ Tàu, nhập-tịch nước ta đã lâu ngày, thông thường truyền khẩu, làn-lửa quen tai, hồn-nhiên là một tiếng nước ta vậy.


Ý nghĩa chữ văn-chương là thế nào?

Văn là vẻ đẹp. Chương là cung bậc. Ở trong giới đất, cải gì mà có vẻ đẹp, có cung bậc đều gọi là văn-chương cả. Văn-chương là tinh-hoa của giời đất, tâm-huyết của loài người. Cái nguyên tắc của nó rõ-ràng ở trước tại mắt chúng ta, có thể nhận ra được. Ta thử ngửa mặt lên mà trông, mặt giới, mặt giăng, các vi tinh-tú, giò, mưa, mây, tuyết ; đó là văn của giới. Ta thử cúi đầu nhìn xuống mà xem, sông, bê, núi đồi, cỏ, cây, sâu, bọ, chim, muông; đó là văn của đất.Trên giời, dưới đất, hợp thành một ảng đại quan.Nào những khi nước chảy, gió reo, mưa sa, sấm động, nào những khi chim hót, muông gào, côn-trùng réo-róc, thành ra vẻ đẹp tự nhiên, khúc điệu tự nhiên, hình như toàn thể thế-giới là một bầu thế-giới văn churong cå.

Người ta sinh vào trong thế-giới văn chương này, cái tính-tinh đã bầm thụ khí tinh-hoa ấy rồi, mà ngửa lên cúi xuống, lại có ảng văn-chương tự nhiên kia, khích-thích vào tai, mắt. Bởi đó mới chung đúc nên đời văn chương. Phàm người ta đi đúng có dáng diệu, nói năng có dịp-dàng, đều là văn-chương cả. Đến khi tính. tình cảm-xúc với hoàn-cảnh, với thời-vật, mà thốt ra lời-lẽ hùng- hồn, êm-ái và não-nùng, như hát, như reo, như cười, như khóc; đó mới là tác-phẩm văn-chương.

Tối hôm qua sáng giăng lờ-mờ.

Em đi gánh nước tình cờ gặp anh

Mờ, cờ là vần.

Đó là câu trên bảy dưới tám .

Người thanh tiếng nói cũng thanh.

Chuông kêu sẽ đấm bên thành cũng kêu

Thanh, thành là vần.

Đó là trên sáu, dưới tám, mà vẫn ở chữ thứ sáu.

Non cao cũng có đường trèo

Đường dẫu hiềm nghèo, cũng có lối đi

Trèo, nghèo là vần.

Đó cũng là trên sáu, dưới tám, mà vẫn ở chữ thứ tư.

 

Ca-dao tức là thơ quốc phong cũng có phú, tỉ, hửng. Phủ là nói thẳng việc thực. Như câu:

Anh về chảy đậu hải cà

Đề em đi chợ kẻo mà nhỡ phiến

Chợ nhỡ phiên tốn công thiệt của

Miệng tiếng người cười rỡ sao dang

Lấy chồng phải gánh giang sơn

Chợ phiên còn nhỡ, giang-sơn còn gì.

Tỉ là nói ví, như cầu :

Muốn lắm mát lên ngọn sông Đào,

Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh.

Nói vì rằng muốn hưởng hạnh-phúc ở đời thì phải dụng công phu.

 

Hứng là nhân thời-vật mà khởi-hứng như câu :

Con cò lặn lội bờ sông,

Gảnh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ-non.

Trông thấy con cò lội bờ sông, mà mình thì gánh gạo đưa chồng cũng lận-đận như con cò kia, nên tiếng khóc nỉ-non.

Lục-bát.– Trên sáu chữ một câu, dưới tám chữ một câu. Vàn ở chữ thứ sáu và chữ thứ tám; chữ thứ sáu câu dưới nối vần chữ thứ sáu câu trên, chữ thứ tám khởi vần chữ thứ sáu câu sau

Luật bằng trắc.

bằng bằng trắc trắc bằng (vần)

bằng bằng trắc trắc bằng (vần) bằng bằng.

bằng bằng trắc trắc bằng (vần)

bằng bằng trắc trắc bằng (vần) bằng bằng

Trong những câu tám chữ, nếu chữ thứ sáu là thượng-bình (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải là hạ bình (chữ có dấu huyền); nếu chữ thứ sáu là hạ-bình thì chữ thứ tám phải là thượng-bình.

Thí dụ :

Trăm năm trong cõi người ta.

Chữ tài chữ mạnh khéo là ghét nhau.

Chữ là có dấu thì chữ nhau không có dấu.

Nền phú, qui, bực tài-danh,

Văn-chương nét đất, thông minh tinh giới.

Chữ minh không có dấu thì chữ giới phải có dấu.

Nếu mất niêm luật thì ngang, không ngâm lên được.

 

Song-thất,– Bảy chữ một câu, đối với nhau, ba chữ trên một bậc, bốn chữ dưới một bậc, vẫn ở chữ thứ bảy và ở chữ thứ năm. Chữ thứ bảy câu trên và chữ thứ năm câu dưới là trắc. Chữ thứ bảy câu dưới là bằng.

Luật bằng trắc:

bằng bằng trắc, bằng bằng trắc (vận)

trắc trắc bằng, trắc (vận) bằng (vần)

Lối hát nói cũng lối này, sau biến đổi đi, thành ra dài ngắn, không nhất định.

Thí dụ :

Nhời cầm tủ dàn anh họ Lý,

Nét đan-thanh bậc chị chàng Vương

Lý, chị là vần.

Khi nào ghép câu lục bát tiếp theo thành ra khúc ngâm.

Thơ.– Thơ bảy chữ thì bốn chữ trên một bậc, ba chữ dưới một bậc. Vẫn ở chữ cuối cùng câu và là chữ bằng cả.

Luật bằng trắc:

a.- Luật bằng :

b b tr tr tr b vần

tr tr b b tr tr vần

tr tr b b b tr  tr

b b tr tr tr b vần

b b tr tr b b  tr

tr tr b b tr tr   vần

tr tr b b b tr   tr

b b tr tr tr b  vần

b. – Luật trắc:

tr tr b b tr tr vần

b b tr tr tr b vần

b b tr tr b b    tr

tr tr b b tr tr  vần

tr tr b b b tr  tr

b b tr tr tr b vần

b b tr tr b b   tr

tr tr b b tr tr  vần

Những chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm, không theo niêm bằng, trắc cũng được.

Câu thứ nhất và câu cuối cùng thì cũng một niêm-luật.

Thí dụ :

Tám câu thì phải hạ năm vần,

Tiếng luyện cho hòa, giọng dễ ngân.

Hai bực cuối, đầu niêm vẫn đúng,

Bốn câu thực, luận đối cho cân

Ý hay nhời đẹp, văn thành điệu,

Cảnh thiết tình thâm bút tả chân.

Tham chữ chi nhiều thêm nặng nhọc,

Khéo khu khiến chữ mới tinh-thần.

 

Bài này là luật bằng: chữ câu ở câu thứ nhất là bằng, chữ khu ở câu thứ tám cũng là bằng, thế là củng một niệm.

Thơ cũng như ca nói có vần.

Tám câu năm vận lại vân vân.

 Ý hay nhời đẹp văn thành điệu,

Cảnh thiết tình thảm bút tả chân.

Hai bực cuối, đầu niêm vẫn đẻng,

Bốn câu thực, luận đối cho cân.

Cần chỉ khoe chữ thêm đội đóa,

khiến chữ cho linh mới có thần.

Đây là luật trắc: chữ cũng ở câu thứ nhất trắc, chữ chữ ở câu thứ tám cũng trắc.

Câu thứ nhất “phản, câu thứ hai « thửa», câu thứ bảy, thứ tám « kết », không phải đối; còn bốn câu giữa phải đối nhau cho cân, hai câu tam, tử là « thực» hai câu ngũ, lục là ở luận ».

Thơ tử-tuyệt,— Thơ tứ tuyệt theo như luật câu thứ nhất, thử hai, thứ bảy, thứ tám. Thí dụ:

Bài thơ tử-tuyệt có ba vần,

Ý mới hơi mau đối chẳng cần.

Cốt phải luyện cho nhời thật rắn,

Thôi sao hạ chữ có linh thần.

 

Thơ ngũ ngôn.

- Thẻ này có khác một chút.

Tám câu thì có bốn vần, tử-tuyệt thì có hai vẫn. Cho nên câu đầu, chữ thứ ba là bằng, chữ thử năm là trắc. Thí dụ:

Ngũ-ngôn thơ bát củ (Tám câu)

Chỉ có bốn câu vần

Nhời đẹp văn thành điệu

Tình thảm bút tả chân

Cuối đầu niêm vẫn dùng

Thực, luật đối cho cân

Tham chữ thêm đổi-đỏa

Cho linh mới có thần

(Tứ-tuyệt)

Ngũ-ngôn thơ tử-tuyệt

Hai chữ áp vẫn thôi

Ít chữ mà nhiều ý

Thực là rọ trôi voi.

 

Trường-thuyên hay là hành. – Bảy chữ một câu cũng theo như thơ, nhưng tùy ý muốn làm vần bằng, vẫn trắc cũng được, và dài gấp mấy bài thơ cũng được ; dùng cùng một vẫn hay mấy câu lại đời cũng được, không đúng niêm-luật cũng được. Thí dụ như bởi Hà-nội hành có 38 câu mà theo một vần. Mở rằng:

Nùng, Nhị tức xưa mở đất cõi,

Nghìn năm vượng khi nơi đô hội.

Nếp đất phần-hoa trải mấy triều,

Phố-xả rộng. dài ở chặt-chội. »

Kết lại rằng:

Suy ra cho rộng cuộc doanh-hoàn.

Đại đề cũng như thành Hà-nội.

 

Phủ.

Phủ thì dùng nhiều vần khác nhau, mỗi vẫn làm ra một đoạn. Đại khái có những đoạn này : đoạn mở, đoạn truy nguyên, đoạn vào thực đoạt kết. Mỗi đoạn có nhiều câu đối nhau. Câu bát tự, bốn chữ đối nhau, vẫn ở chữ cuối cùng câu dưới song quan cũng thế. Câu cách cú có hai câu, mỗi câu hai bực, đối với nhau, vần ở chữ cuối cùng câu dưới. Cũng có khi bấy nhiêu đoạn chỉ dùng một vần thôi cũng được. Văn-tế thường làm lối này.

Thí dụ :

Nguyện trước lối thơ

Biển thành thể phủ. Bát tự mở đầu,

Liên châu càng thủ,

Bát tự mở đầu.

Song quan điệu tiếp theo,

Mỗi câu vần phải đủ.

Lựa từng chữ đối nhau chan-chát, thể gọi song phi. Trong một câu bai bậc giải giải, thế là cách cú.

Phủ, thủ, đủ, củ là vần.

Từ khúc. — Của Tầu, không kể, những bài ca, lý như là lưu- thủy, cô bản, tam thất tử-đại-cảnh, hành vân, nam-ai, nam-binh, mỗi điệu một lối riêng, bởi bản đàn mà đặt ra.

Điệu cảnh. — Diệu cảnh của thơ có nhiều điều chúng ta phải biết :

Hứng đến thì thơ dễ thành, hứng đã qua, dù muốn chữa cũng không được, muốn thêm cũng không được. Dù có cố tục ra nữa, cũng nước ốc ao bèo, không ý-vị gì.

Tôi còn nhớ khi tôi 20 tuổi, đi đường gặp một cô tiểu, coi có tuệ-tướng đáng yêu ; hỏi ra thì cô ấy ở chùa cây đại. Khi đến thăm chùa, tới của tam-quan thì cô ấy đi vắng, khẩu chiếm một câu:

Nào chủ tiều đâu ba cửa đóng,

Mà hoa dại nở một sân đầy.

Sau muốn tục cho thành bài, mà không sao thêm được câu gì nữa . Vi lúc đó hứng đã qua rồi.

 Thơ cốt ở tỉnh-linh, chứ không quan hệ đến sự khảo cứu, nên. không cần khoe chữ. Nếu khoe chữ, thi thành ra đôi-đóa, Không những thế, trong một bài có một điều lạ. Chả khác gì trong tiệc thuần người quen cả, có một khách lạ thành ra mất cả vui đi.

Xem như cụ Tam-nguyên Yên-đổ Nguyễn Khuyến viếng cụ Nghè Dương Vân-Đình:

Muốn đi lại, tuổi già thêm nhác,

Trước ba năm gặp bác một lần.

Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tinh-thần chưa can.

Tôi kề tuổi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời.

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Đi đâu mà đã mải lên tiên.

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua, không phủ không tiền không mua.

Thơ muốn viết đắn-đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

Giường kia treo đề hững hờ

Đàn kia gầy cũng ngần-ngơ liếng đàn.

Nào có điều gì bí-hiểm, nào có chữ gì cầu kỳ mà ý tưởng hay biết bao nhiêu, nhời nhẽ nhẹ nhàng bao nhiêu.

Thơ có thân-phận, khẩu-khi phát ra, tự nhiên thấy thân phận, Hãy xem như thơ ông Trần-khánh Dư bán than:

Một gánh kiền, khôn quầy tếch ngàn.

Hỏi chi bản đấy ? Gửi rằng than !

Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,

Hoa thiệt núi bao gốc củi tàn.

Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,

Thủ xem sắt đá có bền gan.

Nghĩ mình nhem nhuốc toan nghề khác,

Nhưng sợ giời kia thiếu kẻ hàn.

Tôi phê bình:

Anh-hùng nặng gánh giang-san,

Dẫu cho gặp bước gian-nan chẳng chồn.

Những toan hàn gắn kiền khôn,

Mấy lời giải hết lòng son với đời.

Ông Trần-khảnh-Dư là tôn thất đời Trần, làm quan bị cách chức. Đi buôn bán ở vùng Chi-linh, khi, vua Nhân-tôn ra đánh giặc Nguyên, tới Lục-đầu-giang gặp ông, vua bắt vịnh thơ tức cảnh. Mới có bài này. Việc bản than là việc nhỏ, mà nói rằng một gánh kiền, khôn, ở cho vẹn kiếp, thử có bền gan, tự nói minh là gốc củi tàn mà muốn và giời, rõ là thần-phận một bậc danh tướng, dù gặp bước không may, mà chỉ vẫn vững bền.

Thơ Hồ-xuân-Hương qua đèo Ba-dội :

Một đèo, một đèo lại một đèo,

Khen ai khéo tạc cảnh cheo-leo.

Cửa son đỏ loét tùm-hum nóc,

Kẽ đủ xanh-rì lún-phủn rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,

Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo.

Hiền-nhân, quân-tử ai là chẳng,

 Mỏi gối chồn chân cũng cố trèo.

Tôi phê bình :

Vần nào là chẳng gieo neo,

Cảnh nào là chẳng ra chiều lẳng-lơ.

Má hồng phận bạc từ xưa,

Tài tình chỉ mấy cô Hồ-xuân-Hương.

Thơ hang Các-cớ:

Giời đất sinh ra đủ một chòm,

Nứt làm hai mảnh hồm-hom-hom.

Kẽ hầm rêu mốc trợ toen-hoễn,

Luồng giỏ thông reo thôi phập-phòm.

Giọt nước hữu-linh rơi lõm-bõm,

 Con đường vô-hạn tối om-om.

Khen ai đẽo đã tải xuyên tạc,

Khéo hở hang ra lắm kẻ dòm.

 

Tôi phê bình :

Cuộc đời xưa vẫn tối om,

Vào đời len-lỗi phải nhóm tận nơi.

Cô kia hiểu thấu sự đời,

Khẻo thay mượn cảnh vẽ vời nên thơ.

Cô Hồ-xuân-Hương là người nữ-sĩ, mà không giữ được bản lĩnh. Tả cảnh một cái đèo, một cái hang, mà dùng những chữ nghe ra phong-tinh cả, rõ ràng thân phận một người gái lãng-mạn mà duyên-phận nhỡ nhàng.

Thơ bà huyện Thanh-Quan qua đèo ngang:

Qua đỉnh đỏ ngang bóng xế là,

Cỏ cây chen đả, lá chen hoa.

Lom-khom dưới núi tiều vài chủ,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhờ nước đau lòng con quốc-quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia-gia.

Dừng chân ngảnh lại giới non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

 

Tôi phê bình :

Văn-chương trong đảm quần-thoa

Nghìn thu cỏn đề tiếng bà Thanh-Quan.

Hồn thơ thọ với giang san,

Bạc đâu cải phận hồng nhan mà buồn.

Thơ qua Tây-kinh :

Tạo hóa gây chi cuộc hi-trường,

Đến nay thăm-thoát mấy tinh sương.

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Ngõ cũ lâu-đài bóng tịch dương.

Đá vẫn bền gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn chau mặt với tang thương.

Nghìn năm gương cũ soi kim cô.

Cảnh đẩy người đây luống đoạn trường.

Tôi phê bình :

Tiếng ai như tiếng chuông vàng,

Thơ ai như thề văn-chương khóc đời.

Nghe thơ lại nhớ đến người.

Đài-trang sao có những lời thanh-lao.

Bà là vợ quan huyện Lưu-Hãn, làm chức nữ giáo tập trong cung. Bài trên tả cảnh, bà nghe con quốc, tranh lòng nhớ nước, nghe tiếng gà gô trạnh lòng thương nhà. Bài dưới hoài cổ, trông thấy đá mà cho là bền gan với ngày, tháng. Trông thấy mặt nước sóng gợn mà cho là chau mày với sự đồi dời, rõ ràng là thàn-phận một người phu-nhân, có quan-hệ đến nhà và nước mà cảm hoài sâu-xa.

Cụ Nguyễn-công-Trứ đỗ thủ-khoa, làm quan tham-tán quân-vụ. Sau làm quan Dinh-điền sử. Cái hoạn bộ cụ thăng trầm luôn. Những bài hát nói của cụ.

Lần đi lần một bạc đầu,

Ai ơi tham ấn phong hầu mà chi.

Rõ-ràng là thân phận một ông lão-tướng,

Tang-bồng, hồ-thi, nam-nhi trải,

Cái công-danh là cải nợ-nần!

Đạo vi-tử, vi-thần đâu có nhẹ!

Nặng-nề thay đổi chữ quân-thân!

Cũng rắp điền-viên vui thú-vị ;

Ghi hai chữ hiếu trung báo quốc,

Vai gánh nặng vì dân vì nước.

Trò! đem thân-thể hẹn tang-bồng.

 Xếp bút nghiên, theo việc kiếm cung.

Túi kinh-luận từ trước đề nghìn sau,

Hơn nhau một tiếng công-hầu.

Rõ-ràng là thân-phận một danh-nhân, tài kiêm văn vũ, mà quan-hệ với non sông.

Cụ Cao-bá-Quát đỗ cử nhân làm quan giáo thụ, sau theo giặc rồi bị tội. Bài hát của cụ.

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy ?

Cảnh phù-da, trông thấy cũng buồn cười !

Thôi công đâu, mà rước lấy sự đời,

Tiêu khiển một vài chung lếu-láo!

Trầm tư bách kế, bất như nhàn.

Bóng thiều-quang thấp-thoảng dưới Nam-sang

Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,

Ngảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ!

Khoảng giời đất cổ kim, kim cổ, Mảnh hình-hài, không có, có không

Nọ là thiên-tứ vạn chung.

Rõ ra thân-phận một người ngang tàng mà không được hưởng chính mệnh.

Ông tú Trần-thế-Xương học có tài mà phận không đạt. Bài phủ thầy đồ của ông:

Thầy đồ thủy điệc, dạy học dạy hành,

Và quyền sách nát, giăm thằng trẻ ranh.

Văn có hay đã ra làm quan, võng điều, võng thắm,

Vũ có mạnh đã ra giúp nước khố đỏ, khổ xanh.

Bởi rằng thày văn đốt, vũ đất, cho nên thầy luần-quần, loanh-quanh,

 

Rõ-rằng thân-phận một người cùng nho.

Đó là khẩu - khi tự nhiên, nếu cố ý tác…vi cho ra người có khi tượng, tác-vi ra người phóng dật, hoặc tác-vi ra người có ưu-sầu thì không chân - thiết, chả khác gì mặc áo mượn, dù đẹp mặc lỏng, coi ra chễnh-choãng không hợp, tổ cho người ta cười mà thôi.

Tả cảnh dễ mà tả tinh khó. Vì cảnh ở ngoài tới, trông thấy thi tả ra như vẽ được ngay. Tình tự trong tâm ra, nếu không cảm-xúc thì không sao phát ra cho chân-thiết được. Hoặc nhân cảnh sinh tình. Hoặc hứng thơ bột phát, thì cảnh nào cảnh chẳng nên thơ Cùng một cảnh mà ngòi bút khiến di, tả ra mỗi lúc một khác.

Truyện Phan, Trần tả cảnh chùa :

Nhân hay gió, đức nhuần mưa,

Vượn dâng quả củng chim đưa hoa mừng.

Đàn thông phách suối vang lừng,

Cả khe lắng kệ, chim rừng nghe kinh.

Nghe rõ ra chim, cá cũng ngoan đạo cả.

Cung-oán tả người đẹp :

Chìm đáy nước cả lờ-đờ lặn,

Lửng da giới nhạn ngân ngơ sa.

Nghe rõ ra chim, cá cũng giống đa tình cả.

Đoạn-trường-tân thanh tả cảnh xa xôi :

Buồn trông phong cảnh quê người,

Đầu ngành quyền nhặt cuối giời nhạn thưa.

Nghe rõ ra thân chim cũng bơ-vơ lắm.

Đem cảnh tả tình, cụ Tiên-Điền là tay tuyệt-diệu, ta xem kỹ ở trong tập Đoạn-trường tân-thanh.

Cùng là  “giăng gió” mà tả ra khác nhau:

Sớm đào, tối mận lân-la,

Trước còn giăng, gió sau ra đả vàng.

Đó là giảng, gió hữu tình.

Lần thâu gió mát giăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên-đình sang chơi.

Đó là giăng, gió. vô-tình.

Cùng nhau chung-chạ sớm trưa,

Gió, giăng mát mặt, muối dưa chạy lòng

Đó là giăng gió cao-thượng.

Cùng một « bóng giăng » mà khi :

Tiếng sen sẽ động giấc hòe,

Bóng giăng đã xế hoa lê lại gần.

Vầng giăng vằng-vặc giữa giời,

Đinh-ninh hai mặt một nhời song song.

Tả lúc hội-ngộ thì giăng vui lắm nhỉ!

Mà khi:

Dặm khuya ngời lạnh mù khơi,

Thấy giăng mà thẹn những nhời non sông.

Tả nỗi lưu-lạc thi giăng bẽ-bàng lắm nhỉ?

Vàng giăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

Tả cảnh biệt-ly thì giăng buồn lắm nhỉ!

Cùng một « buổi chiều » mà tả cảnh khi đi chơi xuân về thì :

Tà là bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn giang tay ra về.

Sao mà thanh-thoát thể! Tả cảnh khi được gặp gỡ thì :

Ngày vui ngắn chẳng đầy gang,

Trông ra qua đã ngậm gương non đoài.

Sao mà vui thế !

Tả cảnh khi lưu-lạc thì :

Song sa vỏ-võ phương giới,

Nay hoàng-hôn đã, lại mai hôn-hoàng.

Sao mà buồn tênh thế! Cùng một « đám mây » mà khi thì tả ra buồn rầu : như Kiều bước chân ra :

Giời hôm mây kéo tối rầm,

Rầu rầu ngọn cỏ đầm-đầm cảnh sương.

Khi thì tả ra bơ-vơ như Kiều nhớ nhà :

Bốn phương mây trắng một màu,

Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.

Lại có khi tả ra cảnh siêu-thoát như bà Giác-Duyên làm chùa:

Đánh danh lợp mái thảo-đường,

Một gian nước biếc mây vàng chia đôi.

Cùng là một « ngọn đèn » mà :

Nhặt thưa gương gối đầu ngành,

Ngọn đèn trông suốt trưởng huỳnh hắt hiu.

Dưới đèn càng tỏ thức hồng,

Đầu mày cuối mặt càng nồng tấm yêu.

Tả ra cảnh vui thì đèn vui đấy chứ!

Mà khi :

Một mình nàng ngọn đèn khuya,

Áo đầm giọt lệ lơ chia môi sầu.

Bẽ-bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Tả ra cảnh sầu thì dĩa dầu vơi, nước mắt đầy, đèn buồn lắm chứ!

Cùng một « ngón đàn » mà mỗi lúc tả một khác.

Đàn cho chàng Kim nghe:

So dần dây vũ đây văn,

Bốn dây to nhỏ theo vần cung-thương.

Khúc đâu Hán, Sở chiến trường,

Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.

Khúc đâu Tư Mã phương cầu,

Nghe ra như oán như sầu phải chăng?

Kẻ khang này khúc quảng-lăng,

Một rằng lưu-thủy hai rằng hành vân.

Quả-quan này khúc Chiên-quân,

Nửa phần luyến chúa nửa phần tư-gia

Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như nước suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,

Tiếng mau sầm-sập như giới đồ mưa.

Khi mới bước chân vào cuộc đời, vướng mối tơ tình sao mà bảng-khuâng bát-ngát thế !

Đàn cho vợ chồng Thúc-Sinh nghe:

Nàng đà choảng-váng lê-mẻ.

Vâng nhời ra trước bình the vặn đàn.

Bốn dây như khóc như than,

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

Khiến người trên liệc cũng tan nát lòng. Cùng trong một tiếng tơ đồng,

Khi vưởng vào vòng, thương thân con nhện, quặn khúc ruột tằm. sao mà cay đắng thế!

Đàn cho Hồ-Tôn-Hiến nghe :

Một cung gió thảm mưa sầu,

Năm cung đồ màu năm đầu ngón tay.

Ve kêu vượn hót nào tầy,

Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu

Khi tay cầm đàn mà nỗi lòng đã dứt dây đàn Tiều-lân, sao mà đau- đớn thế !

Đàn cho Kim-Trọng nghe khi tái hồi :

Phim đàn dầu-đặt tay liên,

Khỏi trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa,

Khúc đâu đầm ấm dương hòa,

Ấy là hộ-điệp hay là Trung-sinh.

Khúc đâu êm-ải xuân tình,

Ấy hồn Thục-đế hay minh đỗ-quyền.

Trong sao châu rõ ghềnh quyên,

Ẩm sao hạt ngọc lam-điền mới đông.

Khi hả lòng ao-ước duyên xưa còn phim đàn đây, thì sao vui-vẻ thế!

Ta hãy xem bấy nhiêu câu, tinh vui thì cảnh vui, tình buồn thì cảnh buồn, thế thì là tinh cảnh câu-đáo.

Thơ hoài cổ là nhân lúc cảm-xúc điều-gi mà phát ra, Chứ không phải làm địa-dư hay lịch-sử địa-dư mà phải tra cho đúng sự thực. Xem như cụ Tô-đông-Pha đi chơi sông Xích-bích, không phải là sông Xich-bich, chỗ Tào-Thảo với Chu-Lang đánh nhau, thế mà cụ dẫn ngay rằng:

Vũ-sương, Hạ-khẩu tây đông,

Nước non quanh quất mấy trùng xanh xanh.

Ấy Tào-Tháo giao binh ngày trước,

Phải Chu-Lang dụng chước hỏa-công,

Giang-lăng đạp đồ thuận sông xuôi thuyền,

Đường nghìn dặm khit liền tầu chiến,

Kinh-châu từ lúc phá xong,

Giời bốn phương rợp kin bóng cờ.

Xoay ngang đốc giáo ngâm thơ một bài.

Anh-hủng thế một đời được mấy,

Giữa vời chuốc rượu nhởn-nhơ,

Mà bây giờ nào thấy ở đâu.

Nữa ta vớt củi ném câu,

Lửn đôi tôm cả, bạn-bầu hươu nai,

Đó là cụ hoài-cổ, cốt nói giới, đất biến cãi, kiếp người được bao. mà mượn ngay việc Tào Tháo ở sông Xích-bích khác, để rõ rằng anh hùng đến như Tào-Tháo kia mà rồi cũng chả có dấu vết gì nữa, huống chi là bọn minh nhỏ-mọn mà chơi phiếm thế này ư.

Bài phủ ấy ai cũng cho là hay, nào ai có bảo rằng không đúng đâu. Vịnh cổ hay là vịnh vật phải có kỹ-thác tâm sự của mình. Nếu vịnh cô mà không ký-thác thì chỉ là một cái vẻ chép truyện như truyện Ngọc-hoa, Cúc-hoa chẳng hạn, không có ý vị gì cho nên phải có ký thác tâm sự minh mới là thơ. Như cụ Ôn-như-hầu làm khúc Cung-oán. Xem nhời nhẽ như câu:

Duyên đã may cở sao lại rủi ?

Nghĩ nguồn cơn dở rồi sao đang,

đã đủ biết rằng tất cụ có cảm-khải nỗi gì, mới phát ra ngâm khúc ai-oán như thế. Ta lại nhân bài thơ của cụ mà đời vẫn truyền tụng, xem đó càng rõ rệt hơn.

Ba vua bốn chúa bảy thằng con.

Rõ là cụ ở vào đời Hậu-Lê. Đời ấy mới có vua Lê chúa Trịnh.

Giang-hồ lang miếu giời đôi ngủ,

Bị gậy của đai đất một hòn.

Rõ là một vị đại thần bị sơ-bạc. Rõ là một người chán đời cần đại. Vì tâm-sự ấy mới thác truyện người hậu cung sủng ái không được trọn đời mà tả-tinh oán-hận. Đó cũng là mượn chén rượu người khác mà tiêu cái khối lỗi của mình.

Lại xem như khúc « đoạn trường tân thanh » của cụ Tiên-Điền Nguyễn-Du. Vì sao làm ra khúc ở Tân-thanh » này ? Chính vì sót người trong hội đoạn-trường, đòi con đó mà thôi.

Rủi may âu cũng sự giời, đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên. Cô Thủy-Kiều kia, sắc tài hiếm có, hiếu nghĩa đủ đường. Mà kiếp sao chịu những đoạn-trường thế nhỉ ? Chỉ vì cô hữu tài vô phận, mà tình-nghiệt vấn-vương Cho nên ma đưa lối, quỉ đem đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi. Thân thể cô Kiều có thể chia ra làm sau tiệt, mà tiệt nào cũng đoạn trường.

Tiệt thứ nhất là đời khuêcác. Xuân xanh mơn-mởn, chưa tội- tình gì, mà xem trong số đoạn-trường có tên, đã thấy trong mộng- triệu. Mười bài cô vịnh chiếm ngay giải nhất trong tập đoạn trường cho nên đời cô chả thấy gì may mắn. Khi gặp Kim-Trọng, tưởng rằng giải cấu là duyên, mà chưa sum họp đã chia phôi. Đoạn- trưởng thay lúc phản kỷ! Trăm năm biết có duyên gì hay không.

Tiệt thứ hai là đời lưu-lạc và thanh-lâu. Gặp cơn gia-biến, phải bước lạc loài. Bấy chày giãi nguyệt rầu hoa, đoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh.

Tiệt thứ ba là đời tiểu-tinh và thanh-y. Khi gặp Thúc-lang, tưởng đã Châu, Trần đôi lứa. Biết đâu lại phải tay vợ cả phù-phảng, làm cho đau đớn. Khi vặn đàn, khúc đoạn-trường khiến cho người chau mày, khi viết kinh, nỗi đoạn-trưởng khiến cho người sủi-sụt, Bao nhiều đoạn khô tinh thương.

Tiệt thứ tư, đời tiểu thuyền và thanh lâu. Từ các quan âm sang chùa Chiêu-ân, tạm chứa chân trong nhà họ Bạc, mừng rằng được chốn yên thân. Biết đâu lại thanh-lâu lần nữa. Đoạn trường là số thế nào ? Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi, đau đớn thay !

Tiệt thử năm là đời phu-nhân. Khi gặp Từ-Hải, thiên tải, quốc sắc gặp nhau, vinh-hoa bỏ lúc phong-tràn từ đấy. Biết đầu lại tự mình mà có người thác oan, đến khi gán cho thở-trù, thi không biết sống là vui nữa. Tiền-đường đâu đó, này thôi hết kiếp đoạn- trường là đây.

Tiệt thứ sáu là đời tái-sinh. Đoạn trường sở rút tên ra, đoạn trường thơ phải đón mà giã nhau. Còn nhiều hưởng thụ về sau, duyên xưa tròn-trận, phúc sau đời-đào, đó là tái-hồi Kim-Trọng. Thế mà vẫn dơ đời buồn ruột, không sao dứt khỏi nỗi đoạn-trường. Nói tóm lại chỉ vì số đoạn trường, mà 15 năm bấy nhiêu lần, đang là gái khuê-các mà thốt-nhiên khi thanh-lâu, khi thanh-y, khi tiểu thuyền, lại có khi đóng vai mạnh phụ biên đình Tấm thân chìm nồi, trăm nỗi đắng cay, đoạn-trường cho hết kiếp này mới thôi.

Cụ Nguyễn-Du, tài hoa tuyệt-đinh, mà sinh vào đương lúc triều- đại đổi thay, phiêu bồng thân thế, ức tắc hạ liêu, có nhiều điều bất đắc chi. Cụ cũng là người trong hội đoạn-trưởng. Cho nên mới trích ở trong Thanh-lâm tài-nhân, đem thân thế cô Kiều mà tả ra tâm-sự mình gọi là Đoạn-trường tân-thanh. Sau có người gọi là Kim, Văn, Kiều, có người gọi là truyện Kiều. Gọi là Kim, Vân, Kiều thì không phân chủ khách, không phân vai chinh vai phụ, mà đem họ người nọ chắp vào tên người kia, đó là không hợp với văn-the đã đành. Mà gọi là truyện Kiều cũng không hợp với ý tác-giả. Tác- giả mở mào ra đã nói rằng : « Những điều trông thấy mà đau-đớn lòng », gọi ngay chữ đoạn-trường ra từ đấy. Trong tập thơ hơn ba nghìn câu, văn thể tân-kỷ, không từng trùng-điệp, mà láy đi lấy lại bao nhiêu chữ đoạn trường. Vậy cứ gọi là Đoạn trường tân- thanh mới đúng với ý của tác-giả ký-thác. Khúc Tân-thanh này cụ khóc cô Thủy-Kiều, chẳng khác gì cô Thủy-Kiều khóc có Đạm-Tiên khi trước, biết đâu sau cụ, người xem văn cụ, mà chả thở than khóc cụ. Người chung một hội, cùng mối thương tâm ; đoạn- trường ai có qua cầu mới hay. Đó là tâm sự của tác giả.

Nếu vịnh-vật mà không ký-thác ý gì của mình thi chỉ là câu đánh đó của trẻ con như « không ăn không nói, người gọi bằng ông, mắt chả buồn trông, chân không muốn bước », là ông tượng phá. « Vừa bằng cái sàng cả làng phơi thóc » là mặt giời nhá, « vừa bằng cái vung, vùng xuống ao đào không thấy lấy không được » là mặt giăng nhá ; thế thi có ý vị gì, cho nên vịnh-vật phải có ký-thác tâm- sự gì. Cụ Tam-nguyên Yên-đồ khi đã thôi quan, cụ quận Hoàng thái- Xuyên đón lên ngồi dạy học, cụ có bài hát phỗng đá:

Người đâu tên họ là gì ?

Hỏi ra chích-chích chi-chi nực cười.

Vắt tay ngảnh mặt trong giới,

Còn toan lo linh sự đời chi đây.

Thấy lão đã lạ-lùng muốn hỏi,

Cở làm sao len-lỗi tới chỉ đây,

Hay mảng vui, hoa, cỏ, nước non này,

Chừng cũng muốn gian tay vào hội lạc,

Thanh sơn tự tiếu đầu tương học,

Thương hải thủy chỉ ngã diệc âu.

Thôi thôi đừng nghĩ truyện dâu đâu,

Túi vũ-trụ mặc dàn sau gánh vác.

Duyên hội-ngộ là duyên tuổi tác,

Chén chủ, chén anh, chén tôi, chén bác.

Cuộc tỉnh say chếnh-choảng một vài câu,

Nên chăng đá cũng gật đầu.

Đây là vịnh vật mà kỳ-thác tâm sự minh, tuy đến cửa quyền- môn mà không cầu phú quý.

 

Tôi còn nhớ 30 năm về trước, tôi lưu-lạc 15 năm, khi được trong thấy gốc phần lần thứ nhất, gặp khi mưa cữ vừa tạnh, khẩu chiếm mừng mặt giới.

Ân bóng mây mưa đã lắm rồi,

Này ông mở mặt thế gian coi.

Hôm qua còn tưởng ông đi vắng,

Ai biết ông nay sáng rực giới.

Đây là vịnh vật mà ký-thác ý mình là một người bô-bá mới về và mới ra đời.

Tôi còn nhớ hơn 10 năm trước đây, khi tôi về nghỉ giả hạn, sang chơi Nam-thành, tối hôm rằm tháng tám, gặp khi mưa gió, mãi gần sáng mới trông thấy giăng, tôi có bài hát nói :

Chơi giăng rằm tháng tám

Trạnh viễn-hoài thêm cảm với giăng thâu,

Giới bốn phương đen kit một màu,

Nào những khách nam-lâu chờ đợi nguyệt.

Trong đảm mịt mù ai kẻ biết,

Tăm thân băng tuyết vẫn là trong,

Làm gương cho thế-giới soi chung,

Dù mắt tục biết không, không sả kề,

Mặc giới đất mưa nguồn chớp bề.

Quang tạnh rồi thân-thế lại như xưa,

Vầng giăng còn đỏ trơ trơ

Đỏ tức là vịnh-vật mà kỷ-thác tâm-sự mình trong khi chuẩn hối.

 

Thơ vịnh sử phải có nghị luận khác người. Nếu không thể thì chỉ là một bài tán sử mà thôi.

Này xem như đời Trần bị Chiêm thành quấy nhiễu miền Nam, vua Trần phải đem công chúa Huyền-Trận gả cho vua Chiêm, đề yêu biên-giới. Vua Chiêm lại biểu châu Ô và châu Lý. Cụ quận Hoàng-thái-Xuyên vịnh sử có ý nghị luận.

Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm,

Một gái Huyền-Trận giả mấy mươi.

Đời Minh Gia-tĩnh có lệnh cấm thông thương với Nhật. Sau bắt được người bán tơ phạm quốc cấm, việc ấy liên-can đến cụ Viên-ngoại họ Vương. Cụ Yên-Đô vịnh Kiều, nghị luận rất hay.

Vì chủ hàng tơ giở mối ra,

Làm cho bận đến cụ Viên già

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ,

Đời trước làm quan cũng thế a

Lại xem như Bức gương lỏng son của tôi vịnh lịch-sử của Trọng- Thủy và Mỵ Châu. Xưa nay người ta bảo rằng « Trọng Thủy bạc tình với vợ, My-Châu phụ nghĩa với cha a. Mà tôi cho rằng : « Trọng-Thủy, My-Châu hoàn-toàn cả trung hiểu và tình. Chỉ vì vua Triệu ham lòng về sự khai thác, vua Thục chắc mình ở sự hoang đường. Đề đến nỗi Trọng-Thủy mang tiếng bạc tỉnh với vợ, My-Châu mang tiếng phụ nghĩa với cha. Cải khô-tâm ấy đảng trọng, đáng thương, đảng ngâm-nga vịnh-thán mà không quên. Tiếc thay bức gương thiên-cô đã lòa, bút hoa trang-điềm ấy là những ai Vậy đem lịch-sử hai người thiên-cô ấy, diễn thành nhời ca ; gọi là * Bức gương lòng son ». Để cho tấm lòng khó giãi tỏ ra ở mấy nghìn năm về trước, đến nay được giãi tỏ ra với mấy nghìn năm về sau. Bức gương này như băng, như tuyết, như mặt giăng, mặt giời, đề người ta xem chung và soi chung. Cho nên mở lên rằng :

Xưa nay nhi-nữ anh hùng,

Đắng cay dễ mắc vào trong chữ tình.

Kinh quyền cân nhắc trọng khinh,

Lòng son ghi đề sử xanh nghìn đời.

Mà kết lại rằng:

Éo le du cũng sự giới,

 Bày ra cho biết con người thủy-chung

Chữ tình chữ hiếu chữ trung.

Bức gương thiên-cồ soi chung mọi người.

 

Năng-lực. – Văn-thơ có năng-lực, làm cho hứng khởi người ta được. Vì văn-thơ bởi chi tinh mà viết ra, thấm thía đến lòng người khiến cho người ta phải cảm động.

Đang khi giặc Nguyên xâm-chiếm, đức Trần hưng-Đạo truyền hịch, cụ Phạm-ngũ-Lão ngâm thơ mà quân sĩ cảm-kích, hãng-hải tiến-thủ, đuổi giặc Nguyên mà giữ vững dược xã tắc đời Đông-A.

Khi quốc triều ta mới khôi-phục xuân-kinh, có bài văn đề tế ông Vũ-Tinh và ông Ngô-tòng-Chu, nhời rất khẳng-khải lâm-ly, khiến cho ba quản nô-núc, một dạ trung-thành ; mới chóng nên công đại định.

Van-thơ thực có ảnh hưởng lớn-lao lắm thay !

Huống chi những câu ngạn ngữ, phong-dao, người ta động mở miệng ra thì nói đến, để khuyên răn lẫn nhau. Vì văn ấy có thể chính và thể biến. Thể-chính là những câu lý-thuyết theo tinh-tinhchân-chính hay phong-tục tốt; khuyên người ta làm điều hay. Thẻ biến là những câu kể tính tình dở hay phong-tục xấu ; có thể răn cho người ta. Thực là có bộ ich cho nhân-tâm thể-đạo.

Tôi đã có câu tổng-bình :

Bỗng dưng sao khéo đặt nên nhời,

Không học mà hay thế mới tài,

Phát tự tinh tình riêng một lối,

Tả ra phong-tục rõ từng nơi,

Văn vần bởi đỏ gây thành nếp,

Cậu vi xưa nay vẫn dạy đời

Tinh túy của ta là giữ lấy,

Phải chăng hồn nước đấy ai ơi.

 

Nói tóm lại, văn-thơ thì phải có ý-tưởng phiêu-dật, kết-cấu ly-kỳ và nhởinhẽ thanh tao, trang nhã, lại phải khiến hơi cho mau luyện tiếng cho được ưởng-lượng thể mới gọi là thơ. Cho nên phải là người thiên-phận cao-minh mà có đủ học-vấn đề cho giàu từ- tưởng, lại phải lịch-duyệt nhiều, khi thành thị, khi thôn-quê, khi non cao rừng rậm, khi bề rộng sông dài, họp bao nhiều vũ-trụ kỳ- quan, nuôi thành văn khi cho kỳ-dật, lại phải làm nhiều đề cho nhời được lũa, mới có thể gọi là nhà thơ.

Làm thơ đã khó, mà xem thơ, nghe thơ cũng không phải là dễ. Nếu xem văn-thơ mà chỉ đưa qua con mắt vô tình, chả khác gì, cưỡi ngựa xem hoa, ruổi qua một lượt, sao hiểu hết ý-vị ở trong,

Nếu nghe van-thơ mà hay dở theo miệng người, chả khác gì người lùn xem đám, nói một cách bàng-quơ. Nếu binh-phẩm văn- thơ mà theo ý riêng yêu ghét, thành ra yêu nên tốt ghét nên xấu, sẽ mất cả công hành. Chúng ta phải biết thân-phận của tác-giả, tâm-sự của tác-giả kỷ-thác về điều gì ? dụng ý ở cầu nào ? nhãn tự ở chữ nào ? rồi chúng ta vịnh-thán, ngâm nga, đem tinh-thần khế. hợp với tác-giả, thì thấy chân thủ-vị. Thế mới là người biết xem văn-thơ, và biết nghe văn-thơ !

 

 

Nông-Sơn Trúc-Hầu

Nguyễn-can-Mộng.

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nguyễn Minh Nữu: LỜI GHI TRÊN ĐÁ. toàn bộ tập thơ xuất bản năm 2006

      VỀ NHỮNG BÀI THƠ CỦA NỮU ( lời mở của BÙI BẢO TRÚC) Con đường chạy tới một ngõ hẻm. Trời vừa mới xong một trận mưa. Mùi đất ẩm bốc...